Cách Chọn Giống Dừa Và Thiết Kế Vườn Ươm Đạt Tiêu Chuẩn

CHÀO MỪNG QUÝ BÀ CON ĐẾN VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT CỦ HỦ DỪA - CÂY GIỐNG MINH HẬU

Tinh hoa từ cây dừa

Cách Chọn Giống Dừa Và Thiết Kế Vườn Ươm Đạt Tiêu Chuẩn
Ngày đăng: 01/02/2024 08:21 AM

I. CHỌN GIỐNG DỪA

1. Chọn vườn giống: Vườn giống là một yêu cầu khá quan trọng trong công tác chọn giống dừa vì cây dừa chủ yếu là thụ phấn chéo (nhóm giống dừa cao), nếu chỉ chọn cây mẹ đạt yêu cầu sẽ không bảo đảm có được cây con có chất lượng cao vì không rõ được nguồn gốc hạt phấn của cây cha.

Vườn dừa đạt yêu cầu chọn giống phải có khoảng ≥ 20 cây cùng giống, phát triển đồng đều, cho năng suất cao và sản lượng cao liên tục nhiều năm. Vườn có độ tuổi từ 10-40 năm, không bị sâu bệnh và trồng trong điều kiện bình thường.

2. Chọn cây mẹ: Khi chọn cây mẹ cần quan tâm đến các chỉ tiêu liên quan đến yếu tố cấu thành năng suất như số trái/buồng, số buồng/cây/năm, trọng lượng cơm dừa khô/trái, hàm lượng dầu. Riêng đối với dừa uống nước cần lưu ý thêm độ ngọt của nước và thể tích nước/ trái. Cây mẹ sau khi khảo sát được đánh dấu và theo dõi sau 3 năm liên tiếp để chọn những cây có năng suất cao ổn định. Cụ thể việc chọn cây mẹ có thể dựa trên một số đặc điểm sau:

- Tuổi cây từ 10-40 năm

- Tán lá phân bố đều, sẹo lá khít.

- Cây mọc mạnh, thân thẳng

- Không chọn những cây trồng trong điều kiện đặc biệt: gần chuồng trại, gần nhà vệ sinh.

- Có nhiều quày trên tán

- Số trái trên cây ≥ 60 trái (đối với dừa Ta) và ≥ 80 trái (đối với dừa Dâu); 100-120 trái/cây đối với dừa uống nước. 

- Trọng lượng cơm dừa tươi/trái: 350-400g (đối với dừa ta) và 300-400g (đối với dừa Dâu).

3. Tiêu chuẩn chọn trái giống: Việc tuyển lựa trái dừa làm giống thường dựa vào một số tiêu chuẩn sau:

- Tuổi trái: Trái đủ độ chín, từ 11-12 tháng tuổi, vỏ trái đã chuyển một phần sang màu nâu, khi lắc nghe róc rách.

- Kích thước trái: Đặc trưng của giống, đồng đều theo từng giống, không quá to hay quá nhỏ

- Sức khỏe trái giống: Trái giống đều đặn, không dị dạng và sâu bệnh.

- Mùa thu họach: nên thu họach trái giống trong mùa khô. Mùa để giống thích hợp là trước và sau tết âm lịch.

II. THIẾT LẬP VƯỜN ƯƠM TRÁI

1. Chọn vị trí: Mục đích chính của việc thiết lập vườn ươm trái là tuyển chọn được những trái nẩy mầm sớm, mầm mọc mạnh. Đây là yếu tố quan trọng giúp cây dừa cho trái sớm và năng suất cao sau này. Vườn ươm trái nên thiết lập ở địa điểm gần vùng nguyên liệu, gần vườn ươm cây con và gần nguồn nước tưới. Nên chọn khu đất tốt, bằng phẳng, thoát thủy tốt và được cách ly với gia súc.

2. Cách thiết lập vườn ươm: Làm đất tơi xốp bằng cách trộn thêm tro trấu, bụi xơ dừa hay phân hữu cơ. Lên liếp cao 15-20 cm, rộng từ 1,2-1,5 m vừa đủ ươm 5-6 trái. Giữa hai liếp nên đào rãnh rộng 20-30 cm giúp thoát nước tốt và việc đi lại chăm sóc được dễ dàng. Ở vùng có nhiều mối nên ươm trái trên cát để hạn chế mối phá hại.

3. Xử lý trái giống trước khi ươm: Trái giống sau khi thu hoạch nên để nơi thoáng mát từ 2-3 tuần cho trái qua giai đoạn nghỉ và khô đồng đều. Xử lý trái giống bằng cách vạt một mảng vỏ có đường kính 5-6 cm ở phần cuống đối diện với mặt phẳng nhất của trái dừa nhằm giúp trái hút ẩm dễ dàng và nảy mầm nhanh hơn. Trước khi ươm có thể ngâm trái trong nước ao khoảng 2-3 ngày để giúp trái mau nẩy mầm và hạn chế công tưới khi đưa vào vườm ươm. Xử lý trái với dung dịch Na2CO3 để trái mau nẩy mầm và cây con mạnh khỏe sau nầy. Nên chọn trái có cùng độ chín để phân biệt sự khác biệt về thời gian nảy mầm của trái.

4. Kỹ thuật ươm: Đặt trái vào luống theo hướng nằm ngang, mặt có mảng vỏ bị vạt hướng lên trên, chiều rộng luống vừa đặt đủ 5-6 trái khít nhau, phủ đất, bụi xơ dừa hay tro trấu kín 2/3 trái giúp cho trái được giữ ẩm tốt và dễ kiểm tra khi nẩy mầm. Để tiện theo dõi và tuyển chọn được trái nẩy mầm sớm nên lập bảng tên giống theo từng lô trái. Bảng tên gồm các nội dung sau: tên giống, ngày ươm, số trái ươm, số trái nảy mầm, đặt trước các liếp.

5. Chăm sóc trái trong vườn ươm: Cây con quang hợp kém nên cần giảm bớt cường độ ánh sáng khoảng 50% bằng cách che lưới hay xen trong vườn cây so đủa.  Làm cỏ thường xuyên, không nên để cỏ mọc phủ kín trái dừa.

Tưới nước đủ ẩm, có thể kiểm tra độ ẩm bằng cách ấn nhẹ đầu ngón tay vào vị trí vạt, khi thấy nước rỉ ra tay là đủ. Nên thường xuyên kiểm tra sự phá hại của chuột và động vật.

Khi trái bắt đầu nẩy mầm thì chuyển dần sang vườn ươm cây con. Sau ba tháng nên loại bỏ những trái không nẩy mầm, trái có mầm còi cọc, mầm cong queo, có màu sắc khác lạ hoặc bị bạch tạng (màu trắng), cây có 2-3 chồi.

Tỉ lệ loại bỏ trong vườn ươm trái từ 10-30% tùy theo giống. Chọn những trái đã nảy mầm sớm, mầm mọc mạnh, có màu sậm đặc trưng của giống, không sâu bệnh, không dị dạng chuyển qua vườn ươm cây con.

III. THIẾT KẾ VƯỜN ƯƠM CÂY CON

1. Ươm cây con trên đất:

Liếp ươm cây con cần được làm sạch cỏ, xới đất sâu 20-25 cm, bón phân lót hữu cơ với lượng 2-4 kg/m2 để cây phát triển tốt.

Đặt trái đã nảy mầm xuống đất theo hình tam giác đều có cạnh 60cm, đặt gốc cây con ngang mặt đất, cứ ba hàng chừa một lối đi rộng 1m để tiện đi lại chăm sóc. Theo cách ươm dừa của nhà vườn, trái dừa được đặt nơi râm mát dưới bóng cây hay gần nguồn nước cho trái nẩy mầm và phát triển thành cây con.

Cây dừa ươm bằng cách nầy thường chậm cho trái vì không tuyển lựa được trái nẩy mầm sớm, cây con không được chăm sóc đầy đủ đặc biệt chế độ phân bón và phòng trừ sâu bệnh.

2. Ươm cây con trong túi nhựa dẻo:

Dùng túi nhựa PE đen có kích thước 40 x 40cm có đục 4 lổ thoát nước với đường kính khoảng 0,5-1,0 cm ở vị trí 1/3 chiều cao của túi.

Trộn đất vô bầu cây theo tỉ lệ: 1 phần cát (tro trấu, bụi xơ dừa đã xử lý) + 3 phần đất + 1 phần phân hữu cơ, đổ hỗn hợp vào 2/3 thể tích bầu, sau khi đặt trái đã nảy mầm vào lắp đất cho đầy, sau đó đặt túi ươm cây ra theo hình tam giác đều có cạnh 60 cm.

3. Chăm sóc cây con:

a. Bón phân: Lượng phân bón cho cây con được trình bày trong Bảng 1. Có thể bón phân cho cây con bằng cách pha phân vào nước và tưới cho cây. Khi cây phát triển kém, lá không có màu xanh đậm và láng nên bổ sung thêm phân bón lá. Không nên bón phân vào những lúc mưa dầm.

Bảng 1: Lượng phân bón cho cây con trong vườn ươm

Tuổi cây

 

Lượng phân (g/cây)

 

Urê

 

Super Lân

KCl

Bón lót

 

100

 

 

2 tháng

 

20

 

 

 

25

 

 

5 tháng

 

 

25

 

 

 

 

40

 

 

b. Tưới nước: Trong mùa khô nên tưới nước đủ ẩm, 2-3 ngày/lần.

c. Làm cỏ: Cần làm cỏ ngay khi thấy cỏ có dấu hiệu cạnh tranh với cây con.

d. Phòng trị sâu bệnh: Trong vườn ươm, cây dừa thường bị bệnh đốm lá (Hình 9), có thể phun thuốc gốc đồng để ngừa bệnh. Khi xuất hiện cây chết do bệnh thối đọt phải đem cây chết ra khỏi vườn, đốt sạch để tránh lây lan (Hình 10). Nên thường xuyên diệt chuột và quan sát cây con để phát hiện và áp dụng các biện pháp trị kịp thời các loại sâu hại như sâu ăn lá, bọ dừa.

4. Tiêu chuẩn cây con xuất vườn:

Thời gian cây con trong vườn ươm kéo dài từ 7-9 tháng đối với giống dừa cao và 4-5 tháng đối với giống dừa lùn.

Trên nguyên tắc cây còn non sẽ mau phục hồi sau khi trồng. Cây 7-9 tháng tuổi còn 45-50% dinh dưỡng trong trái, do đó có thể cung cấp cho trái sau khi trồng. Nếu trồng cây con chậm hơn 12 tháng tuổi dinh dưỡng trong trái hầu như không còn nên cây con phục hồi chậm sau khi trồng.

Cây dừa lùn do trái nhỏ nên tiêu hao dinh dưỡng nhanh hơn dừa cao nên thời gian lưu giữ cây con trong vườn ươm phải ngắn hơn. Tuy nhiên nếu trồng cây con quá sớm sẽ không tuyển lựa được cây tốt và tốn thời gian chăm sóc nhiều hơn sau khi trồng ngoài đồng.

Cây con xuất vườn phải đạt tiêu chuẩn sau:

- Cây khỏe, gốc thân to, mọc nhiều rễ

- Lá có màu xanh đậm, láng, đã tách lá chét

- Không bị sâu bệnh

Bài viết khác

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Dừa Xiêm Xanh

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Dừa Xiêm Xanh

Ngày đăng: 01/02/2024 08:24 AM

Dừa là cây rất dễ trồng, không kén đất, cây có thể sống và cho năng suất tốt trên đất có độ cao cách mặt biển dưới 600 mét; nhưng thích hợp nhất là trên đất phù sa, đất cát pha, đất có hiều hữu cơ và đặc biết đất có hàm lượng kali dồi dào, tầng canh tác dày ít nhất là 0,5 mét.

Cách Phân Biệt Giống Dừa - Đặc Tính Một Số Giống Dừa Có Triển Vọng

Cách Phân Biệt Giống Dừa - Đặc Tính Một Số Giống Dừa Có Triển Vọng

Ngày đăng: 01/02/2024 08:16 AM

Dừa có thể được phân thành 2 nhóm giống chính: giống dừa cao và giống dừa lùn với các đặc điểm chủ yếu như sau: Những đặc điểm phân biệt giữa hai nhóm giống dừa cao và giống dừa lùn.

Đặc Điểm Thực Vật Học Và Nhu Cầu Sinh Thái Của Cây Dừa

Đặc Điểm Thực Vật Học Và Nhu Cầu Sinh Thái Của Cây Dừa

Ngày đăng: 01/02/2024 08:11 AM

Dừa có rễ bất định sinh ra liên tục ở phần đáy gốc thân, không có rễ cọc. Lúc mới mọc có màu trắng sau chuyển sang màu đỏ nâu. Rễ không có rễ lông hút mà chỉ có những rễ nhỏ là rễ dinh dưỡng. Những rễ này hình thành trên rễ chính và có hoạt động như rễ hô hấp, giúp cho cây trao đổi khí.

Biện Pháp Khắc Phục Dừa Bị Trăng Ăn

Biện Pháp Khắc Phục Dừa Bị Trăng Ăn

Ngày đăng: 01/02/2024 07:44 AM

Thời gian gần đây theo phản ánh của thương lái và người trồng dừa uống nước trên địa bàn huyện Châu Thành và Bình Đại thì dừa nạo có triệu chứng bị trăng ăn mà bà con gọi là dừa nứt gáo, dừa hủ chiếm tỉ lệ lớn, có nơi trên 10% dừa thu hoạch. Để giúp bà con trồng dừa biết rõ hơn về nguyên nhân và biện pháp khắc phục là rất cần thiết nhằm góp phần hạn chế tình trạng này để tăng thêm thu nhập cho vườn.

CÁCH TRỊ BỆNH THỐI ĐỌT DỪA ĐẢM BẢO NĂNG SUẤT

CÁCH TRỊ BỆNH THỐI ĐỌT DỪA ĐẢM BẢO NĂNG SUẤT

Ngày đăng: 01/02/2024 07:36 AM

Cách trị bệnh thối đọt dừa là câu hỏi của nhiều bà con nông dân canh tác loại cây này. Bệnh thối đọt dừa hiện nay là loại bệnh hại rất phổ biến đối với các khu vực trồng dừa. Nếu không hiểu kỹ về nó và các triệu chứng, biểu hiện thường gặp, sẽ khó lòng ứng phó. Vì thế, nông dân cần chú tâm tìm hiểu thông tin về loại bệnh này để canh tác cây dừa mang lại hiệu quả cao. Tham khảo bài viết dưới đây để canh tác, xử lý loại bệnh hại này hiệu quả.

Trồng dừa chỉ để bán củ hủ, thanh niên khởi nghiệp thành công

Trồng dừa chỉ để bán củ hủ, thanh niên khởi nghiệp thành công

Ngày đăng: 01/02/2024 07:30 AM

Tình cờ dùng tiệc tại nhà hàng với món ăn làm từ củ hủ dừa đã mang đến ý tưởng cho chàng thanh niên và anh đã tạo ra mô hình khởi nghiệp thành công ở địa phương.

Quả dừa được ưa chuộng ngày Tết

Quả dừa được ưa chuộng ngày Tết

Ngày đăng: 01/02/2024 07:22 AM

Quả dừa chứa nhiều vitamin và khoáng chất, vị thanh mát hỗ trợ thanh lọc cơ thể, có mặt trong mâm ngũ quả của nhiều gia đình.

Bản tin giá dừa từ ngày 15/12 đến ngày 20/12/2023

Bản tin giá dừa từ ngày 15/12 đến ngày 20/12/2023

Ngày đăng: 26/12/2023 12:39 PM

Tại Bến Tre, Giá dừa hữu cơ, giá dừa khô trái, cơm dừa, dừa xiêm (ổn định) so với tuần trước

Tiền Giang: Trồng loại cây siêu lùn ra chi chít trái, cho nước thơm ngon, ông nông dân thu tiền tỷ mỗi năm

Tiền Giang: Trồng loại cây siêu lùn ra chi chít trái, cho nước thơm ngon, ông nông dân thu tiền tỷ mỗi năm

Ngày đăng: 06/12/2023 07:18 AM

Ngán trồng khóm (dứa) với giá bán bấp bênh, ông Lê Chí Thanh (xã Tân Hòa Đông, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang) cải tạo hơn 8ha đất phèn để trồng dừa xiêm lùn Mã Lai và thu về mỗi năm tiền tỷ.

Bến Tre: Nhiều mô hình phụ nữ khởi nghiệp hiệu quả

Bến Tre: Nhiều mô hình phụ nữ khởi nghiệp hiệu quả

Ngày đăng: 06/12/2023 07:10 AM

Thời gian qua, phong trào phụ nữ khởi nghiệp tại tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều mô hình, gương phụ nữ khởi nghiệp đã phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình, từ đó vươn lên làm giàu. Đặc biệt, qua cuộc thi “Tìm kiếm ý tưởng phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp năm 2022”, do Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức, đã xuất hiện nhiều ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo của chị em phụ nữ được đánh giá cao.
Zalo
Hotline