CÁCH TRỊ BỆNH THỐI ĐỌT DỪA ĐẢM BẢO NĂNG SUẤT
Cách trị bệnh thối đọt dừa là câu hỏi của nhiều bà con nông dân canh tác loại cây này. Bệnh thối đọt dừa hiện nay là loại bệnh hại rất phổ biến đối với các khu vực trồng dừa. Nếu không hiểu kỹ về nó và các triệu chứng, biểu hiện thường gặp, sẽ khó lòng ứng phó. Vì thế, nông dân cần chú tâm tìm hiểu thông tin về loại bệnh này để canh tác cây dừa mang lại hiệu quả cao. Tham khảo bài viết dưới đây để canh tác, xử lý loại bệnh hại này hiệu quả.
Tên thường gọi | Bệnh thối đọt dừa |
Tên khoa học | Phytophthora palmivora Butler |
Tác nhân | Nấm Phytophthora palmivora |
Tiều hiểu tổng quát về bệnh để hiểu cách trị bệnh thối đọt dừa hiệu quả
Dừa là một loại cây dễ trồng, ít đầu tư phân bón và thuốc trừ sâu hơn so với các loại cây khác. Ngoài ra, cây ít bị ảnh hưởng bởi thay đổi khí hậu và đặc biệt thích hợp với tỉnh Bến Tre. Gần đây, diện tích trồng dừa không ngừng mở rộng do giá dừa đang được duy trì ở mức cao. Mặc dù đây là một loại cây “dễ tính”, để đạt được năng suất cao thì nông dân cần phải quan tâm chăm sóc. Đặc biệt, bà con nên phòng trừ các loại sâu bệnh gây hại cho vườn dừa.
Bệnh thối đọt dừa là một bệnh do nấm gây ra và phát triển chủ yếu trên các phần cây dừa còn non và mạnh. Bệnh lây lan nhanh chóng thông qua những vết thương do côn trùng, động vật hoặc bất kỳ tổn thương nào khác. Bệnh còn có thể lây lan qua hệ thống rễ của cây dừa. Khi cây bị nhiễm bệnh, chúng sẽ không thể hấp thụ nước và dinh dưỡng hiệu quả, dẫn đến sự chậm phát triển và chết dần.
Nguyên nhân gây ra của bệnh thối đọt dừa
Nguyên nhân chính gây ra bệnh thối đọt dừa là nấm Phytophthora palmivora. Nấm này sống trong đất và bám vào các bộ phận cây bị bệnh, hoặc ẩn nấp trong cỏ dại và thực vật chết khô. Nấm phát triển mạnh trong nhiệt độ mát mẻ, khoảng từ 16 đến 32 độ C và độ ẩm từ 80 đến 95%. Nấm sẽ ngừng phát triển khi nhiệt độ dưới 10 độ C hoặc trên 35 độ C.
Nấm xâm nhập vào cây thông qua lỗ đục của kiến vương, vết cắn của chuột. Ngoài ra, các vết thương khác trong quá trình chăm sóc, hoặc do mưa bão gây đổ gãy cây cũng là các nguyên nhân chủ yếu. Từ nguồn bệnh ban đầu, các sợi nấm sẽ sản sinh nhiều bào tử. Kết quả là chúng sẽ di chuyển theo dòng nước hoặc gió để lây nhiễm cho các cây khác trong vườn.
Yếu tố để bệnh thối đọt dừa phát triển
Bệnh thối đọt dừa có một số điều kiện phát triển nhất định:
- Khu vườn dừa thường có đất ẩm và thiếu thoát nước, kèm theo tình trạng mọc um tùm của cỏ dại. Điều này là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nấm gây bệnh.
- Nấm này sinh trưởng và phân tán hàng nghìn bào tử vào không khí. Nếu có nhiều mưa và nhiệt độ thấp, nấm sẽ phát triển mạnh mẽ. Những bào tử này sẽ bám vào cây trồng qua gió, nước mưa hoặc nước tưới và xâm nhập vào cây, gây ra bệnh.
Cách trị bệnh thối đọt dừa hiệu quả
Khi phát hiện bệnh với các triệu chứng từ giai đoạn đầu, nên sử dụng những loại thuốc có tác dụng rộng, có khả năng lưu dẫn 2 chiều và cây dễ dàng hấp thu để tiêu diệt mầm bệnh tận gốc. Nếu cây đã bị thối đến gốc, cần đốn bỏ nhanh chóng và tiêu huỷ để ngăn chặn sự lây lan sang các cây khác.
Hi vọng bài viết trên hữu ích giúp bà con có thêm thông tin về loại bệnh này và canh tác hiệu quả.