- Địa chỉ: Quốc lộ 60, TT. Châu Thành, H. Châu Thành, T. Bến Tre (Đi theo google map website)
- Hotline: 0987 639 100
- Email: cuhuduaminhhau@gmail.com
- Website: cuhudua.com.vn
MÍT THÁI SIÊU SỚM
Thông tin sản phẩm:
Giống cây Mít Thái siêu sớm hay còn gọi là mít da xanh siêu sớm, mít Thái là giống mít đang được nhiều người áp dụng trồng kinh tế bởi đặc tính dễ trồng, cây cho năng suất cao, lợi nhuận khủng. Cây có nguồn gốc từ Thái Lan và còn được gọi với cái tên là mít Changrai,
Một trong những đặc trưng riêng biệt của Mít thái đó là cây mau lớn và thông thường cây sẽ cho ra quả sau khi trồng từ 15 - 18 tháng. Với nhiều ưu điểm, mít thái siêu sớm đã dần khẳng định được vị thế trên thị trường, hiện tại trên thị trường Việt Nam, đầu ra của giống cây mít thái siêu sớm rất ổn định.
Ở Việt Nam, giống mít này được trồng chủ yếu ở các khu vực Tây Nguyên và miền Nam. Do đó, khí hậu miền Bắc vẫn có thể trồng được giống cây mít thái siêu sớm vì loại cây ăn quả có thể trồng và sinh trưởng tốt tại mọi miền khí hậu của nước ta. Mít thái có khả năng chịu lạnh và chịu hạn tốt nhờ vào sự ăn sâu của rễ cọc dưới lòng đất và dù là thời điểm nào trong năm thì cây vẫn có thể phát triển tốt. Hiện nay, giống cây mít thái siêu sớm hầu như được trồng phổ biến ở nhiều tỉnh phía Bắc như: Thái Nguyên, Thái Bình, Hưng Yên, Quảng Ninh, Nam Định,... mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
Vì là giống giống cây ưa nắng nên việc lựa chọn vị trí trồng cây phải có đầy đủ ánh nắng để cây sinh trưởng tốt.
Đất trồng: Tương tự với các giống mít khác, giống mít này thích nghi với nhiều loại đất khác nhau và đặc tính không kén đất.
Cách trồng: Mật độ trồng mít siêu sớm (nếu trồng số lượng lớn) là 5x5m. Hố trồng nên được đào 50x50x50cm. Trước khi trồng nên bón lót dưới hố 10-15kh phân chuồng đã qua xử lý + 200 Lân + 500g Basudin + 0.5 vôi để diệt vi sinh và tăng độ pH cho đất.
Lưu ý: Để bảo vệ tốt cây trồng, nên áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM và thiết lập hệ thống canh tác hữu hiệu thường xuyên. Dùng biện pháp sinh học tăng cường thiên địch, hạn chế dịch hại do sâu bệnh và sử dụng thuốc hóa học khi cần thiết.